5 tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo

Những người sinh sống ở vùng nông thôn của Việt Nam chắc hẳn đã quá quen thuộc với hình ảnh của cây cà gai leo. Đây là cây thuốc quý, có khả năng điều trị nhiều bệnh tật hiệu quả. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo. 

Thông tin chung về cây cà gai leo

Cây cà gai leo còn có tên, tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae. Ở nước ta, cây cà gai leo còn được biết đến với các tên gọi như cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm, cà cưỡng. Cây cà gai leo thuộc dạng thân leo và mọc hoang ở những bụi rậm. TRước đây, nó được trông để làm bờ rào rất hiệu qủa.

ca cuong

Người dân nông thôn cũng thường dùng nó treo lên trước cổng của những nhà có người hoặc gia súc đang đẻ với mục đích trừ vía. Cây cà gai có nhiều gai nhọn nhỏ, thân bám vào những cấu thân gỗ khác. Trái cà gai có màu xanh khi nón và đỏ mọng khi chín. Cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển. Tại những vùng nông thôn của miền bắc, cây cà gai thường được trồng làm hàng rào. Có thể thu hái rễ và cành lá quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô. Có thể dùng dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay cao khô.

Tuy chỉ là cây mọc hoang nhưng cà gai có tác dụng rất lớn trong việc trị bệnh. Các chuyên gia y tế đã khẳng định, cà gai có khả năng bảo vệ gan rất mạnh. Thành phần chính trong thân, lá và rễ của cây cà gai có chứa saponin steroid và các alcaloid solasodin, solasodinon; còn có diosgenin và các flavonoid. Cà gai leo tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Chât Glycoalcaloid tác dụng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B. Cà gai còn có thể giúp giải rượu, giải độc gan.

Tác dụng trị bệnh của cây cà gai leo

Từ xa xưa, các thầy thuốc dân gian đã biết bào chế cây cà gai thànị thuốc trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn.  Dưới đây là một vài đơn thuốc:

 + Chữa rắn cắn:

 Lấy 30-50g rễ Cà cưỡm tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Ngày kế tiếp, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.

+ Chữa phong thấp:

Hãy dùng rễ cà gai leo, dây mấu, rễ cây tầm xuân, vỏ Chân chim, rễ Cỏ xước, dây đau xương mỗi vị 20g, sắc cho đặc rồi uống hàng ngày.

+ Chữa bệnh ho, ho gà:

Nếu bạn bị chứng ho gà hành hạ thì hãy dùng rễ Cà gai leo 10g, lá Chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày.

+ Chữa sưng mộng răng:

Sưng mộng răng khiến bạn khó chịu bởi những cơn đau buốt mà nó mang lại. Lúc này bạn dùng hạt Cà gai leo 4g, tán nhỏ, cho vào trong cái đồ đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.

+ Chữa bệnh viêm gan B

Trong cây cà gai leo có chât Glycoalcaloid tác dụng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B. Loại thực vật này còn có thể giúp giải rượu, giải độc gan. Cách sử dụng là dùng rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g.

Trên đây là những thông tin liên quan đến 5 tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp có thêm những kiến thức về sức khỏe để chăm sóc và bảo vệ cơ thể mình tốt hơn. 

Trước:
Sau:

Check Also

Vitamin E có tác dụng gì cho làn da

Vitamin e đặc biệt có lợi với phụ nữ bởi công dụng trẻ hóa làn …

Bạn đang xem 5 tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo