5  tác dụng chữa trị bệnh của quả sung hiệu quả

Quả sung là một trái cây dân giã cực kì phổ biến đối với người Việt Nam. Nó có giá trị dinh dưỡng và có tác dụng trong việc điều trị bệnh tật. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về  Tác dụng chữa bệnh của quả sung hiệu quả. 

Thông tin chung về quả sung

Cây sung là dạng cây nhà lá vườn rất phổ biến ở nước ta, nó có danh pháp khoa học là Ficus racemosa, đồng nghĩa Ficus glomerata Roxb. Ở Việt Nam sung được biết đến với các tên gọi như hay ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong. Đây là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây sung thường sinh trửng và mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối. Ở Việt Nam cây phần bố rộng khắp ở cả 3 miền. Hiện nay, sung được trồng làm cây cảnh, làm thực phẩm rất nhiều ở nước ta.

sung

Cây sung là cây thân gỗ cao tới 25–30 m, đường kính thân cây tới 60–90 cm; hoa đơn tính cùng gốc. Vỏ thân cây màu nâu ánh xám, nhẵn. Cây có thể phát triển rất nhanh rất mạnh giống như các loại cây si, cây đa. Tuy nhiên khi đực uốn nắn với mục đích làm cảnh thì cây có thể trạng cực kì nhỏ. Các cành nhỏ, phiến lá non và chùm quả với các sợi lông cong xuống hay được che phủ rậm rạp bằng lông tơ mềm màu trắng. Các cành nhỏ màu nâu. Các lá kèm hình trứng-mũi mác, dài 1,5–2 cm, có màng và lông tơ. Các lá sớm rụng, mọc so le; cuống lá dài 2–3 cm; phiến lá hình elip-trứng ngược, elip hay elip hẹp , dai như da, lục nhạt ở xa trục, có lông tơ khi còn non, không lông và hơi xù xì khi già, màu lục sẫm ở gần trục và nhẵn nhụi, gốc lá hình nêm hơi cùn, mép lá nguyên, nhọn đỉnh tới hơi cùn; gân bên cơ sở 2, gân thứ cấp 4-8 ở mỗi bên của gân giữa.

Quả sung mọc thành chùm trên các cành nhỏ ngắn trên thân cây già. Sung cho rất nhiều quả nên hình ảnh quả sung thường được ví von trong việc sinh con đàn cháu đống. Quả sang khi xanh có vị chát, khi chín thường có mày đỏ mà mọng nước, có vị ngọt. Sung xanh có thể ăn sống,  muối và dùng trong các món nhậu.

Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lợn ba chỉ luộc, gỏi cá,… Lá sung tật – tức loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên – được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa.  Trong mâm ngũ quả ngày Tết nhiều nơi người ta xếp chùm quả sung cùng các loài trái cây khác để chưng trên bàn thờ với mục đích cầu mong sự sung túc, sung sướng và con đàn cháu đống cho gia đình trong năm mới.

Trong y học cổ truyền phương đông, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp…Nó thường được xuất hiện trong nhiều bài thuốc, nhất là bộ phận quả phơi khô.

Theo nghiên cứu dinh dưỡng và y khoa hiện đai, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… và một số vitamin như C, B1… Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm tại Hoa Kỳ bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, ngừa táo bón, hạ huyết áp, giảm cân và phòng chống ung thư.

Tác dụng chữa bệnh của quả sung hiệu quả

Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của quả sung mà bạn nên biết.

+ Ngăn ngừa tăng huyết áp:

Tăng huyết áp là bện lý khá phổ biến ở người già. Nguyên nhân hàng đầu khiến cho việc tăng huyết áp là do natri quá nhiều trong thức ăn. Sung giàu kali và ít natri, bởi vậy chúng là món ăn hoàn hảo để chống lại sự xuất hiện cũng như tác động của tăng huyết áp.

+ Ngăn ngừa một số loại ung thư

Các chuyên gia tại Mỹ nhận định sung có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Sung chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Khi chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, về cơ bản nó lau dọn các cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ bài điết để loại bỏ ra khỏi cơ thể.

+ Ngăn ngừa táo bón:

Ăn sung xanh có thể khiến bạn bị táo bón. Tuy nhiên nếu ăn nó với hàm lượng vừa phải thì lại có khả năng ngừa bệnh táo bón hiệu quả. Có khoảng 5 gram chất xơ trong mỗi phần ăn gồm 3 quả sung. Vì vậy quả sung không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn loại bỏ tiêu chảy, nhu động ruột không khỏe hay hoạt động thất thường.

+ Mụn nhọt, lở loét:

Trong đông y có bài thuốc trị nhọt, ung lở loét với nguyên liệu chính là sung.  Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

+ Giảm cân hiệu quả:

Giảm cân là bài toán khó đối với nhiều người. Các nghiên cứu đã chứng minh, chất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa. Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậy đừng lạm dụng nó.

Trên đây là những thông tin liên quan đến 5 tác dụng chữa bệnh của quả sung hiệu quả cũng như cách sử quả sung đúng cách nhất. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân tốt hơn. 

Trước:
Sau:

Check Also

lot-da-mat-co-tot-khong

Lột da mặt có tác dụng gì? Lột nhiều có tốt không?

Bên cạnh các phương pháp làm đẹp mà nhiều chị em phụ nữ đang áp …

Bạn đang xem 5  tác dụng chữa trị bệnh của quả sung hiệu quả