6 tác dụng chữa bệnh của rau má

Rau má không chỉ là một thực phẩm giải nhiệt quen thuộc mà đó còn là vị thuốc có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh tật. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tường tận những công dụng của nó. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 6 tác dụng chữa bệnh của rau má. 

Thông tin chung về cây rau má

Rau má có danh pháp khoa học là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.,  thuộc phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae). Ở Việt Nam nó được biết đến bằng những tên gọi khác như tích tuyết thảo hoặc lôi công thả. Đây là một loài cây một năm thân bò, có nguồn gốc Australia và phát triển mạnh ở các vùng đảo Thái Bình Dương, Malesia và châu Á. Rau má có thể mọc hoang trên những vùng khô cằn và cũng được trồng như một loại rau phổ thông.

3

Rau má bò dưới mặt đất, thân gầy và nhẵn, màu xanh lục hay lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình giống quả thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5–20 cm, những loại trau má trồng sẽ có kích thước to hơn so với rau má mọc hoang. Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm.

Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ. Từ ngàn xưa, cây rau mà đã trở thành một thực phẩm bổ ích dành cho người nghèo vì có hàm lượng dinh dưỡng cao và khả năng trị bệnh hữu hiệu. Trong những năm đói kém, cây rau má chính là phần thực phẩm cứu đói hữu hiệu. Nó còn được các thầy thuốc dùng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh. Theo đông y, rau má có tính hàn, tân, khổ. Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu.

Tác dụng của rau má đối với sức khỏe

+ Làm lành vết thương:

Nhiều báo cáo khoa học tại Mỹ cho thấy rau má có khả năng hỗ trợ làm lành vết thương rất tốt. Khi điều trị bằng rau má, sự liền sẹo được kích thích bằng việc sản xuất ra các chất keo loại I. Việc điều trị này cũng cho thấy sự giảm sút đáng kể của các tác động viêm nhiễm và việc tạo ra các nguyên bào sợi. Trong dân gian, khi bị thương nhẹ thường nhai rau má và đắp lên vết thương để sát khuẩn và cho vết thương mau lành.

+ Giảm stress

Một công trình nghiên cứu tại Hoa kỳ đã chỉ ra, các dẫn xuất của chất asiaticosid có khả năng bảo vệ thần kinh chống lại độc tố thần kinh beta-amyloid. Bên canh đó, triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân.

+Ngăn ngừa lão hóa:

Các chuyên gia y học cổ tuyền đã tìm hiểu và chứng minh được rằng, rua má là mọt trong những thảo mộc có chứa nhân tố trường thọ gọi là ‘Vitamin X trẻ trung’. Chất này có tác dụng bổ dưỡng cho não và nhiều bộ phận khác của cơ thể, nhất là da và tóc, từ đó hạn chế sự lão hoá não bộ và làn da.

+ Hạ sốt

Rau má có tính hàn nên cực kì tốt cho người bị nóng sốt. Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt nhanh chóng, tuy nhiên nếu trẻ đang bị tiêu chảy thì không nên dùng rau má.

+ Trị các loại mụn

Các chuyên gia về da liễu đã tìm hiểu và chứng minh, hoạt chất của rau má là những Axit Asiatic, Axit brahmic có tác dụng giúp các mô liên kết tái tạo nhanh chóng làm tổn thương mau lành và lên da non. ĐỒng thời nó cũng là nhân tố giúp trị mụn hiệu quả. Ngày nay có nhiều loại thuốc trị mụn viên nang được chiết suất từ tinh chất rau má. Một cách đơn giản hơn là bạn có thể đắp mặt nạ rau má tại nhà để trị mụn và thâm.

+ Giúp tăng trí nhớ

Bài thuốc đông y từ ngàn xưa đã chứng minh khả năng chống suy giảm trí nhớ của rau má rất tốt. Dùng lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực. Cách này không chỉ tốt cho người già mà còn áp dụng cho trẻ em, người lao động trí óc.

Trên đây là những thông tin liên quan đến 6 tác dụng chữa bệnh của rau má cũng như cách sử dụng rau má một cách hiệu quả nhất. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp có thêm những kiến thức về sức khỏe để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân tốt hơn. 

Trước:
Sau:

Check Also

Tác dụng của cây bèo tai tượng

Bèo tai tượng được biết đến nhiều hơn bởi cái tên “bèo cái”, hay còn …

Bạn đang xem 6 tác dụng chữa bệnh của rau má