7 tác dụng dinh dưỡng của khoai tây

Khoai tây là một thực phẩm đã quá quen thuộc đối với nhiều ngườ. Bên cạnh đó, nó còn là vị thuốc có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh tật. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những tác dụng cụ thể của nguyên liệu này. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về  7 tác dụng dinh dưỡng của khoai tây. 

Thông tin chung về khoai tây

Khoai tây là cây lương thực ngũ cốc phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nó có danh pháp khoa khoa học là Solanum tuberosum, thuộc họ Solanaceae. Khoai tây là thuốc nhóm cây nông nghiệp ngắn ngày, được trồng lấy củ chứa tinh bột. Liên hợp quốc đánh giâ cao cây khoai tây trên phương diện an ninh lương thực và đang được nghiên cứu để cho ra những giống tốt hơn nữa.

3

Cây khoai tây là cây thân thảo phát triển khoảng 60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa. Hoa khoai Tây có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, hoặc màu tím, nhụy hoa màu vàng. Loài khoai tây hoang dã mọc trên khắp châu Mỹ. Các nghiên cứu về sinh vật học cho rằng, rằng khoai tây đã được thuần hóa độc lập tại nhiều nơi cách đây 7 đến 10 nghìn năm trước. Khoai tây hiện được trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi – xếp sau lúa, lúa mì và ngô.  Sau nhiều thế kỷ chọn lọc và nhân giống, hiện nay đã có hơn 1000 loại khoai tây khác nhau.

Khoai tây là lương thực tiêu thụ mạnh nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số Glycemic(GI) cao, do đó nó thường bị loại trừ ra khỏi chế độ ăn của những người cố gắng theo chế độ ăn uống với GI thấp. Trong thực tế chỉ số GI tùy thuộc mỗi loại khoai tây khác nhau là khác nhau. Trong khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật như các carotenoit và phenol tự nhiên. Axít chlorogenic là thành phần cấu thành đến 90% của phenol trong khoai tây. Bên cạnh đó, khoai tây còn chứa các hợp chất khác như axit 4-O-caffeoylquinic, axit 5-O-caffeoylquinic, axit 3,4-dicaffeoylquinic và 3,5-dicaffeoylquinic. Khoai tây cung cấp 27 mg vitamin C 620 mg kali, 0,2 mg vitamin B6 và một lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm.

Tác dụng dinh dưỡng của củ khoai tây

+ Làm sáng da:

Sở hữu một làn da trắng sáng luôn là mơ ước của hầu hết chị em phụ nữ. Khoai tây được xem là nguyên liệu vàng trong việc làm trắng da. Rất đơn giản, bạn hãy dùng củ khoai tây sống làm sạch và ép lấy nước dùng bông gòn tẩm dung dịch và thoa nhẹ trên mặt để chừng 5 phút và sau đó rửa bằng nước sạch. Tiến hành đều đặn hằng ngày chắc chắn bạn sẽ có làn da mịn màng.

+ Trị chứng táo bón

Vì khoai tây có chứa nhiều đường bột và chất xơ nên nó cực kì tốt cho hệ tiêu hóa. Những người bị táo bón kinh niên có thể ăn khoai tây để cải thiện tình hình. Rất đơn giản, hãy rửa sạch khoai tây, giã nát gạn lấy nước uống trước bữa ăn sẽ cho kết quả tốt. Việc làm này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau do táo bón gây ra.

+ Giảm sỏi thận:

Sỏi thận gây ra nhữn cơn đau khủng khiếp cho người bệnh và có thể dẫn đễn tử vong nếu không được can thiệp. Sỏi thận được hình thành chủ yếu là do mức tăng acid uric trong máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị sỏi thận ăn nhiều khoai tây trong bữa ăn bởi do nó có hàm lượng cao các chất sắt và canxi.

+ Giảm stress:

Cuộc sống hiện đại với nhiều bận rộn khiến bạn cảm giác ức chế, căng thẳng thần kinh, có tâm trạng bất an, lo lắng. Ít ai biết rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stree chính là do cơ thể thiếu vitamin A và C, hoặc nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhiều thành phần axit. Khoai tây là một trong số những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C. Do đó, nó có tác dụng giúp giảm stress và nâng cao tinh thần. Chính vì vậy, ăn những món ăn từ khoai tây sẽ giúp bạn thoát khỏi được tình trạng stress.

+ Trị loét dạ dày:

Từ xa xưa, các thầy thuốc đông y đã biết sử dụng khoai tây vào việc trị bệnh đau dạ dày. Trong cuộc nghiên cứu gần đây, các giáo sư tại Trường ĐH Manchestercủa Anh đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo. Nó có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Do đó mọi người nên tăng cường bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.

+ Chống ung thư:

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho biết, trong một củ khoai tây trung bình thì có chứa khoảng 26g cacbon hydrat và hình thức chủ yếu của chất này là tinh bột tinh. Tinh bột này được xem như một hiệu ứng sinh lý có tác dụng chống ung thư ruột kết rất cao. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo bạn nên bổ sung khoai tây trong thực đơn hàng ngày để chống các căn bệnh trên.

+ Giảm nếp nhăn:

Lão hóa da là vấn đề mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng phải đón nhận khi bước sang tuổi 40. Bạn có thể xóa bỏ những nếp nhăn trên da mình bằng cách chuẩn bị 3 củ dâu tây và nửa củ khoai tây chín xay nhyễn cùng một thìa sữa tươi. Sau đó trộn đều hỗn hợp trên và dùng để đắp mặt nạ trong vòng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch sẽ có làn da sáng bóng, chống lão hóa, giảm nếp nhăn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến  7 tác dụng dinh dưỡng của khoai tây cũng như cách sử dụng khoia tây một cách hiệu quả nhất. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp có thêm những kiến thức về sức khỏe để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân tốt hơn. 

Trước:
Sau:

Check Also

Vitamin E có tác dụng gì cho làn da

Vitamin e đặc biệt có lợi với phụ nữ bởi công dụng trẻ hóa làn …

Bạn đang xem 7 tác dụng dinh dưỡng của khoai tây