11 tác dụng của cây bạc hà

Không chỉ được biết đến là loại rau gia vị vô cùng thơm ngon, rau bạc hà còn là một nguyên liệu dùng chữa trị bệnh vô cùng hiệu quả. Với nhiều thành phần trong tinh dầu trong rau, mang đến cho người dùng nhiều tác dụng đến bất ngờ, dưới đây là 11 tác dụng của cây bạc hà, mọi người có thể xem và hiểu rõ hơn nhé! 

RAU BẠC HÀ LÀ RAU GÌ?

Rau bạc hà hay còn gọi là bạc hà á, bạc hà nam, bạc hà nhật bản, húng cay, húng bạc hà. Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, là loài thực vật thuộc chi Bạc hà. Bạc hà là loài bản địa của các vùng có nhiệt độ ấm thuộc châu Âu, Tây Á và Trung Á, Himalaya cho đến đông Xibia và Bắc Mỹ.

Bạc hà có 6 phân loài:

  • Mentha arvensis subsp. arvensis
  • Mentha arvensis subsp. agrestis (Sole) Briq
  • Mentha arvensis subsp. austriaca (Jacq.) Briq
  • Mentha arvensis subsp. lapponica (Wahlenb.) Neuman
  • Mentha arvensis subsp. palustris (Moench) Neumann
  • Mentha arvensis subsp. parietariifolia (Becker) Briq

Loài Mentha canadensis có quan hệ gần với M. arvensis, một số tác giả coi đây là hai thứ của cùng một loài: M. arvensis var. glabrata Fernald (phân bố ở Bắc Mỹ) và M. arvensis var. piperascens Malinv. ex L. H. Bailey (phân bố ở châu Á).

Bạn có quan tâm thuốc chữa trị bệnh trào ngươcj dạ dày hiệu quả >> http://tybachthao.com.vn/thuoc-chua-benh-trao-nguoc-da-day/

Cây bạc hà có đặc điểm hình thái như sau:

  • Cây cao khoảng 60 – 80 cm (đôi khi cao đến 100 cm), cây mọc đứng hoặc hơi bò, phân nhánh.
  • Thân bạc hà hình vuông, màu xanh hoặc tím nhạt, có nhiều lông ngắn phủ toàn thân cây.
  • Lá đơn, có hình trứng hoặc thon dài, mọc đối xứng, phiến lá dài 3 – 5 cm, rộng 2 – 3 cm, cuống dài 0,5 – 1 cm.
  • Mép lá có nhiều răng cưa thô. Mặt trên và mặt dưới lá có nhiều lông tơ nhỏ. Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu, có mùi thơm nóng, vị cay nhẹ.
  • Hoa bạc hà mọc từ nách lá, có màu tím nhạt, đôi khi có màu trắng hoặc hồng, mọc thành cụm trên thân, mỗi hoa dài 3 – 4 mm.
  • Cây bạc hà ít có quả và hạt.
  • Toàn cây bạc hà có mùi thơm, có vị cay nhẹ, mát, chứa tinh dầu Menthol.
11 tác dụng của cây bạc hà
11 tác dụng của cây bạc hà

11 TÁC DỤNG CỦA RAU BẠC HÀ

1. Tốt cho dạ dày: Bạc hà được xem là thuốc của dạ dày, có thể giải quyết các vấn đề như hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng ta có thể dễ dàng sử dụng trà bạc hà vì nó không chứa đường như kẹo bạc hà (có thể tăng kích thích dạ dày).

2. Hỗ trợ tiêu hóa: Với khả năng tăng cảm giác ngon miệng cũng như kích thích tiêu hóa. Khi bạn gặp phải vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa, bạn có thể dùng bạc hà như một liệu pháp tự nhiên để giảm các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.

3. Giúp lợi tiểu: Lá bạc hà là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên mạnh mẽ và điều này có tác dụng làm sạch cơ thể của bạn. Nhiều người sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm bớt giữ nước, cho phép để giảm cân. Một số thuốc lợi tiểu cũng được dùng để giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, để sử dụng bạc hà như chất lợi tiểu và hạ huyết áp của bạn thì hoàn toàn không nên.

4. Chữa buồn nôn, sốt, ho: Các dược sĩ cho rằng, lá bạc hà có thể tạo ra một loại trà giúp bạn giảm cơn buồn nôn, nôn nao khi đi ô tô, máy bay hay tàu biển. Các chất chống co thắt có trong bạc hà có thể giúp ngừa nôn, thường đi kèm với buồn nôn và đau dạ dày. Các đặc tính giảm đau của trà có thể giúp làm dịu và thư giãn dạ dày và các cơ đường ruột, giúp loại bỏ hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy hay đau dạ dày.

5. Tăng cường hệ thống miễn dịch: Nhiều người sử dụng trà bạc hà khi họ bị cảm cúm hay cảm lạnh, bởi loại trà này có chứa canxi, vitamin B và kali, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số người cho rằng, uống trà bạc hà có thể giúp giảm các trường hợp suyễn nhẹ, mặc dù y học vẫn còn nghi ngờ về điều này. Những thành phần có trong trà bạc hà có thể giúp giảm các triệu chứng đau ốm, đồng thời giúp bạn phòng bệnh trong tương lai.

6. Khử mùi hôi miệng: Bạn không cần phải phụ thuộc vào kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà để khử mùi hôi miệng thêm nữa. Một vài nhánh bạc hà tươi sẽ giúp bạn thoải khỏi hơi thở có mùi nhanh chóng. Chỉ cần nhai trực tiếp chúng trong miệng sau khi ăn hoặc cảm thấy hơi thở bắt đầu có mùi. >> Xem thông tin: Những nguyên nhân gây ra hôi miệng và cách điều trị 100% là dứt điểm >> http://tybachthao.com.vn/nguyen-nhan-gay-hoi-mieng/

7. Làm sạch đường hô hấp: Xông hơi hương bạc hà có thể giúp làm sạch xoang mũi bị tắc và chống nhiễm trùng. Đun sôi một nồi nước, tắt bếp, nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà và hít hà hơi nước bốc lên một cách trực tiếp.

8. Giảm stress: Hương vị của trà bạc hà được biết với công dụng giảm stress. Uống trà bạc hà giúp dễ ngủ hơn vào ban đêm nhờ vào đặc tính giảm stress. Một số người tin rằng, công dụng giảm stress khi nói đến trà bạc hà có mối liên hệ với việc tăng cường hệ thống miễn dịch mà đồ uống này mang lại.

9. Chữa nấc: Thử pha chế loại đồ uống này để làm dịu những kích thích cơ hoành dẫn đến chứng nấc khó chịu: Đổ nước ấm đầy cốc, thêm 1 thìa nước cốt chanh tươi, một chút muối hạt và vài lá bạc hà.

10. Giảm cân: Lá bạc hà đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm cân. Lá bạc hà có thể kích thích hệ tiêu hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách dễ dàng. Việc trao đổi chất sẽ mang lại hiệu quả, giúp bạn tiến gần hơn đến với mục tiêu giảm cân hiệu quả.

11. Trị mụn trứng cá: Lá bạc hà khi vò nát có thể được dùng để làm sạch làn da một cách hiệu quả. Không những giúp làm dịu da, chữa trị một số bệnh nhiễm trùng da nhất định. Khi bị mụn trứng cá, bạn hãy dùng lá bạc hà xay nhuyễn, đắp lên, lá bạc hà sẽ nhanh chóng làm mụn trứng cá biến mất.

images1149186_1_bac_ha

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa rau bạc hà và rau húng, nhưng nếu quan sát kĩ bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt của 2 loại rau này. Lá bạc hà đẹp hơn húng lủi, lá bạc hà có răng cưa nhỏ còn rau húng lủi thì không và bề mặt lá bạc hà ít sần sùi hơn lá rau húng. Và điểm khác biệt lớn nhất giữa cây bạc hà và húng lủi chính là hương vị của chúng. Bạc hà có vị thơm nòng và tính the mát nhiều hơn so với húng lủi, có vị cay cay, thơm thơm như mùi kem đánh răng, còn rau húng mùi khác và thường ăn kèm rau sống.

Xem thêm bệnh hôi miệng nặng và cách chữa trị hiệu quả: http://tybachthao.com.vn/bi-hoi-mieng-nang-lau-nam-2/

Vì vậy, cách tốt nhất để nhận biết được bạc hà và húng lủi là vò nát lá và cảm nhận hương vị. Hi vọng với bài viết: 11 tác dụng của cây bạc hà mang đến cho bạn đọc những thông tin thú vị để hiểu rõ hơn về loại rau này. Chúc mọi người vui vẻ! 

Trước:
Sau:

Check Also

Tác dụng của cây bèo tai tượng

Bèo tai tượng được biết đến nhiều hơn bởi cái tên “bèo cái”, hay còn …

Bạn đang xem 11 tác dụng của cây bạc hà