3  tác dụng của gạo nếp đối với sức khỏe con người

Gạo nếp là thực phẩm không còn xa lạ đối với nhiều người trong số chúng ta. Nó là thành phần cơ bản để chế biến các món ăn như xôi, chè, bánh chưng và cơm nếp. Ngoài sự ngon miệng thì gạo nếp còn có tác dụng trong việc điều trị bệnh tật. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về  tác dụng của gạo nếp đối với sức khỏe con người 

Thông tin chung về gạo nếp

Gạp nếp là một thực phẩm phổ biến trong bữa ăn người Việt từ vài nghìn năm về trước. các nghiên cứu khảo cổ học đã chứng minh những nền văn hóa cổ xưa của Việt Nam gắn liền với văn hóa ăn gạo nếp.

Xưa kia, gạo nếp thường chỉ được dùng trong những dịp Lễ Tết quan trọng. Ngày nay, mức sống ngày càng được cải thiện và gạo nếp ngày càng trở thành một hàng hóa phong phú thì nó đã trở nên thông dụng hơn và không còn hiếm như trước nữa.

gao nep

Theo các chuyên gia về khảo cổ, gạo nếp có mặt và gắn liền với cuộc sống của con người từ rất lâu đời. Gạo nếp đã xuất hiện ở Lào từ ít nhất 1.100 năm trước đây. Ở Trung Quốc, lúa nếp được trồng từ ít nhất 2.000 năm trước đây. Theo truyền thuyết, gạo nếp được dùng làm hồ dính khi xây Vạn Lý Trường Thành, và các phân tích hóa học tại thành Tây An đã khẳng định điều này. Nó là thực phẩm phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn độ trước khi loài người tìm ra lúa tẻ. Hiện nay lúa nếp được trồng ở Bangladesh, Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Philippines, Thái Lan, Lào, Indonesia và Việt Nam. Ước tính 85% sản lượng gạo của Lào là gạo nếp.

Gạo nếp là sản phẩm của một giống lúa có tên khoa học là oryza-ativa L. Trong các tài liệu y thư cổ, gạo nếp có nhiều tên gọi như nhu mễ, giang mễ, tửu mễ, nguyên mễ, đạo mễ… Theo phân tích của dinh dưỡng học hiện đại, trong 100g gạo nếp cái Việt Nam có chứa 74.9 g glucid, 8.6 g protid, 1.5 g lipid, 14 g nước, 0.6 g xeluloza, 0.8 g tro, 32 mg canxi, 98 mg photpho, 1.2 mg sắt và một số vitamin như B1, B2, PP. Tùy theo giống lúa và điều kiện địa hình, khí hậu khác nhau mà chất lượng của gạo nếp sẽ có những thay đổi. Nhưng nhìn chung, hàm lượng protid và lipid ở gạo nếp cao hơn so với gạo tẻ.

Theo Y học cổ truyền phương đông, gạo nếp vị ngọt, tính ấm; vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế; có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn; thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiết tả do tỳ vị hư nhược, vị quản thống, tự hãn, đạo hãn và đa hãn, tiêu khát, huyễn vựng do huyết hư, ác trở ở phụ nữ có thai…

Tác dụng của gạo nếp đối với sức khỏe con người

+ Tốt cho phụ nữ sau sinh:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g gạo nếp có tới 1,2mg sắt điều đó lý giải vì sao mà phụ nữ sau khi sinh đều được khuyến kích ăn nhiền đồ nếp. Gạo nếp còn có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng. Chính vì thế nó là lựa chọn tốt dành cho phụ nữ mới sinh.

+ Gạo nếp giúp làm đẹp:

Với hàm lượng dưỡng chất như thế, gạo nếp đã được Đông y tận dụng cám để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho da, nhất là vitamin E trong cám gạo nếp. Nó là thành phần quan trọng của các loại mắt nạ chăm sóc da.

+ Ngừa thiếu máu:

Thiếu máu là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh đột quỵ, tim mạch, xanh xao, ốm yếu. Ăn gạo nếp cẩm thường xuyên có thể phòng trị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú nếu ăn nhiều gạo nếp cẩm sẽ rất bổ máu, lợi sữa… Theo các chuyên gia dinh dững, do có các loại axit amin và các nguyên tố vi lượng trong gạo nếp còn có khả năng kỳ diệu là tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể khi kết hợp với một số loại thực phẩm: rau xanh, trái cây, thịt nạc.

Những điều cần lưu ý khi ăn gạo nếp

Gạo nếp mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta cả về dinh dưỡng lẫn chữa bệnh, tuy nhiên khi dùng gạo nếp cũng cần lưu ý:

+ Gạo nếp vốn chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng nhưng  lại hay gây nên chứng khó tiêu. Vì vậy, trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược không nên ăn nhiều đồ nếp.

+ Theo Đông y, những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… cũng không nên dùng đồ nếp.

+ Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp như xôi chè, bánh chưng, cơm nếp nếu không sẽ gây mưng mủ.

+ Do có tính ấm nên những người mang thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, người đang có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, trướng bụng không nên dùng các món ăn từ gạo nếp.

+ Nếu muốn ăn, thì tốt nhất là nấu thành cháo.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tác dụng của gạo nếp đối với sức khỏe con người cũng như cách sử dụng gạo nếp hợp lý và đúng đối tượng nhất. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp có thêm những kiến thức về sức khỏe để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân tốt hơn. 

Trước:
Sau:

Check Also

Vitamin E có tác dụng gì cho làn da

Vitamin e đặc biệt có lợi với phụ nữ bởi công dụng trẻ hóa làn …

Bạn đang xem 3  tác dụng của gạo nếp đối với sức khỏe con người