4 tác dụng của Cao hổ cốt không phải ai cũng biết

Cao hổ cốt là vật phẩm cực kì quý giá trong dinh dưỡng cũng như y học. Từ lâu, cao hổ cốt luôn được bán với giá rất cao và khó tìm mua. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác dụng của Cao hổ cốt không phải ai cũng biết

Thông tin chung về cao hổ cốt

Cao hổ cốt còn được biết đến với các tên gọi như cao hổ, cao xương hổ hay hổ cốt là loại cao được nấu và cô đặc từ bộ xương của con hổ, sư tử hoặc báo. Từ lâu, cao hổ cốt được biết đến là một mặt hàng đắt đỏ, chúng được chế biến qua nhiều công đoạn phức tạp và có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như điều trị nhiều chứng bệnh.

cao ho

Nguyên liệu chính để bào chế cao hổ là xương. Xương hổ còn gọi là đại trùng cốt, lão hổ cốt. Hệ thống khung xương hổ có tỷ lệ các thành phần cân đối và ổn định, do vậy chúng ta có thể xác định sơ bộ tính chính xác của bộ xương cũng như tính giá trị của nó: xương đầu đủ răng chiếm 15%, bốn chân 52%, toàn bộ xương sống 14%, 13 đôi xương sườn 5,5%, xương chậu 5,5%, xương bả vai 4%, xương đuôi gồm 14 đốt trúc 2,2%, 2 xương bánh chè chiếm 0,45%. Về mặt cấu trúc, trong cao hổ cốt thật chứa chủ yếu là chất đạm, canxi dạng phosphat và nhiều khoáng chất khác.

Bằng những nghiên cứu mới nhất, nền Y học hiện đại đã phân tích và cho thấy trong thành phần của cao hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính, gelatin của hổ cốt chứa 17 amino acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào hai kinh can và thận. Còn theo y học hiện đại này thì không phải bệnh nào cũng có thể sử dụng coa hổ cốt.

Tác dụng chữa bệnh của cao hổ cốt không phải ai cũng biết

Theo kinh nghiệm dân gian và một số bài thuốc của đông y  thì cao hổ cốt có thể điều trị được các bệnh sau:

+ Hóc xương cá:

Nếu trường hợp hóc xương nặng, y tế không thể can thiệp có thể dùng cao hổ cốt tán bột uống với nước lã. Ngay lập tức xương sẽ tự động dời khỏi khe họng.

+ Trị chứng hay quên:

Người già, những người hay quên có thể dùng cao hổ cốt ngâm sữa, nướng khô, bạch long cốt viễn chí. Đem ba vị này tán thành bột, uống với nước sinh khương, uống liên tục 3 ngày, uống lâu càng thêm thông minh.

+ Trị đau nhức chân:

Dù bạn mới đau hay đã lâu, hãy dùng 2 lượng cao hổ cốt nướng vàng gĩa nát 1 lượng Linh dương giác, 2 lượng Bạch thược. Sau đó cả 3 vị dầm vào rượu cho được 7 ngày, mùa lạnh phải để 10 ngày, mỗi ngày uống chén, uống khi đói bụng.

+ Trị đau lưng, đau nhức các khớp:

Bạn dùng Hổ hỉnh cốt, sao với Rượu 3 lượng, Một dược 7 lượng tán bột, lần uống 2 chỉ với Rượu nóng, ngày 3 lần.

Những lưu ý khi dùng cao hổ cốt

Theo y học cổ truyền phương đông, cao hổ cốt có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên những người mắc các chứng bệnh thuộc thể “âm hư hỏa vượng” không được sử dụng cao hổ cốt. Đó là những người:

+ Người gầy ốm, thường xuyên có cảm giác nóng trong hoặc sốt về chiều.

+ Thường xuyên xuất hiện những cơn bốc hỏa, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên.

+ Hai gò má đỏ, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, môi khô miệng khát, đổ mồ hôi trộm.

+ Thường xuyên đi đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, không hoặc ít có rêu lưỡi…

+ Những người bị tăng huyết áp, gan cũng cần thận trọng khi sử dụng sản phẩm này.

Mọi thông tin chi tiết mời bạn tiếp tục truy cập website: http://toptacdung.com

Trên đây là những thông tin liên quan đến tác dụng của Cao hổ cốt không phải ai cũng biết  cũng như những bài thuốc từ cao hổ cốt. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp có thêm những kiến thức về sức khỏe và y học. 

Trước:
Sau:

Check Also

Vitamin E có tác dụng gì cho làn da

Vitamin e đặc biệt có lợi với phụ nữ bởi công dụng trẻ hóa làn …

Bạn đang xem 4 tác dụng của Cao hổ cốt không phải ai cũng biết