4 tác dụng của cây giảo cổ lam

Giảo cổ lam hay còn được gọi là Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ…(Tên khoa học Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae). Các nhà nghiên cứu đã chứng mình rằng giảo cổ lam mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, bài viết: “4 tác dụng của cây giảo cổ lam” sẽ mang đến một số thông tin hữu ích. Mọi người cùng tìm hiểu nhé! 

gcl

ĐẶC ĐIỂM CÂY GIẢO CỔ LAM

Nó là một loài cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trông như lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen. Cây mọc ở độ cao 200 – 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác.

Thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoit và saponin. Số sapoin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, phốtpho…

Giảo cổ lam là cây thuốc đã được dùng theo y học cổ truyền Trung Quốc. Người Trung Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh, bởi lẽ người dân ở tỉnh Quý Châu uống trà giảo cổ lam thường xuyên thì sống rất thọ. Cây này còn được gọi là nhân sâm phương Nam hay nhân sâm 5 lá, mặc dù thực tế loài này không có họ hàng gì với nhân sâm đích thực. Cây này cũng được dùng ở Nhật Bản với tên amachazuru, ở Hàn Quốc với tên gọi dungkulcha và nhiều nước khác.

4 TÁC DỤNG CỦA CÂY GIẢO CỔ LAM

1. Có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin
Có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng. Trên chuột đái tháo đường di truyền, liều uống 500 mg/kg làm hạ đường huyết 22%, liều 1000mg/kg làm hạ tối đa tới 36%. Trong nghiệm pháp dung nạp glucose ở chuột nhắt trắng, liều uống 1000mg/kg đã ức chế sự tăng đường huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63% (sau 60 phút) so với nhóm chứng. Giảo cổ lam gây hạ đường huyết yếu trên chuột bình thường nhưng lại có tác dụng khá mạnh trên chuột có đường huyết cao. Như vậy, ngoài cơ chế làm tăng tiết insulin Giảo cổ lam có thể cũng làm tăng nhạy cảm của mô đích với insulin. Giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả do có chứa chất phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu.

2. Làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu
Tác dụng của giảo cổ lam đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, người thường xuyên uống trà giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu tới 71%. Sở dĩ Giảo cổ lam có tác dụng làm hạ mỡ máu mạnh là do có chứa hàm lượng cao chất saponin giúp “tẩy rửa” các chất béo trong máu, bào mòn các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch, làm từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, chống huyết khối, làm tan máu đông, giúp máu lên não được lưu thông ổn định.

3. Tác dụng chống o xy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u
Giảo cổ lam chứa nhiều flavonoid, là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng dọn dẹp các gốc tự do trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư. Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm giảm tổn thương gan, tăng chức năng giải độc của gan.

4. Có tác dụng giảm béo
Gần đây, các nhà khoa học còn chứng minh tác dụng của giảo cổ lam đối với bệnh béo phì. Giảo cổ lam giúp hoạt hóa men AMPK, một men có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa chuyển hóa năng lượng, thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, giúp cải thiện tình trạng béo phì.

giao-co-lam-1

LÝ DO NÊN SỬ DỤNG GIẢO CỔ LAM?

Giảo cổ lam là thảo dược đã được nghiên cứu bởi các GS.TS đầu ngành trong lĩnh vực y dược, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Giảo cổ lam không có độc tính nên có thể sử dụng lâu dài mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.

Nếu dùng Giảo cổ lam mỗi ngày sẽ tăng khả năng làm việc, giúp cơ thể trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt Giảo cổ lam có tác dụng làm tăng miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại, làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp, chống suy nhược cơ thể, ngừa thiếu máu não, giúp ăn ngon, ngủ tốt…

Khác với các thuốc tây y, Giảo cổ lam không làm giảm mỡ máu. hạ huyết áp, đường máu nhanh mạnh bằng thuốc tây nhưng lại tác động đến căn nguyên gây bệnh, đó là sửa chữa tổn thương ở tế bào, từ đó giúp bảo vệ và duy trì sự ổn định các cơ quan, giải độc cơ thể mạnh (các thuốc tân dược thường có tác dụng phụ như làm liệt cơ, tăng men gan…). Dùng Giảo cổ lam một thời gian sẽ ổn định sức khỏe và đỡ lệ thuộc thuốc tân dược.

CÁCH SỬ DỤNG CÂY THUỐC GIẢO CỔ LAM

– Cây thuốc giảo cổ lam có thể dùng dạng bào chế viên (4 – 10g) hoặc sắc lên uống thay trà.

– Uống giảo cổ lam vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều vì sẽ làm bạn tỉnh táo, khó ngủ. Nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ số saponin của giảo cổ lam cao hơn 3 – 4 lần nhân sâm. Vì vậy, khi sử dụng nhiều giảo cổ lam có thể gây ngộ độc như ngộ độc nhân sâm.

– Với những người hay bị hạ đường huyết chỉ uống giảo cổ lam vào lúc đã ăn no.

– Khi uống giảo cổ lam xong cơ thể sẽ có cảm giác tăng huyết áp nhẹ, miệng khô, khát nước… do thành phần hóa học trong cây làm tăng chuyển hóa cơ thể. Nên uống thêm nước lọc để điều tiết lại nhiệt độ cơ thể.

Trang: https://sttchat.vn/ chuyển tổng hợp các stt hay, stt chất, cap trends, những câu nói hay để đời về tất các lĩnh vực trong đời sống: Tình yêu, công việc, cuộc sống, gia đình, bạn bè, người thân, tiền bạc, những câu nói hay của người nổi tiếng,…

Giảo cổ làm là một loại thuốc quý được tìm kiếm nhiều, tuy nhiên mọi người không nên lạm dụng uống quá nhiều sẽ gây ra nguy hại cho bản thân. Khuyến cáo nên tham khảo từ thầy thuốc để sử dụng liều lượng đúng cách. Với những thông tin từ bài viết: 4 tác dụng của cây giảo cổ lam hi vọng giúp bạn đọc có thêm nguồn kiến thức hữu ích để hiểu rõ hơn về loại thuốc quý này. 

Trước:
Sau:

Check Also

Tác dụng của cây bèo tai tượng

Bèo tai tượng được biết đến nhiều hơn bởi cái tên “bèo cái”, hay còn …

Bạn đang xem 4 tác dụng của cây giảo cổ lam