5 Tác dụng của củ gừng trong việc chữa bệnh

Gừng không chỉ là một thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người mà đó còn là vị thuốc phổ biến trong đông y. Nó được các chuyên gia y tế hiện đại chứng minh là có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh tật. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 tác dụng của củ gừng trong việc chữa bệnh. 

Thông tin chung về củ gừng

Gừng là thực vật nhiệt đới, có danh pháp hai phần: Zingiber officinale. Đây  vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền. Ở Việt nam, xưa kia, củ gừng được ví như liều thuốc trị bách bệnh của người nghèo. Hầu như gia đình nào của nông thôn Việt Nam cũng trồng vài bụi gừng phòng khi ốm đau bệnh tật. Ngày nay, gừng được trồng theo mô hình trang trại để xuất khẩu và phục vụ sản xuất thuốc.

1

Theo nghiên cứu, trong củ gừng có các hoạt chất sau: Năng lượng   80 kJ (19 kcal), Cacbohydrat 17.77g, Đường1.7 g, Chất xơ thực phẩm 2 g, Vitamin B6 0.16 mg (12%), Axit folic (Vit. B9)11 μg (3%), Vitamin C 5 mg (8%), Canxi16 mg (2%), Sắt 0.6 mg (5%), Magie 43 mg (12%), Phospho 34 mg (5%), Kali 415 mg (9%), Kẽm 0.34 mg (3%)., Chất béo0.75 g, Protein 1.82 g, Thiamin (Vit. B1)0.025 mg (2%), Riboflavin (Vit. B2)0.034 mg (2%), Niacin (Vit. B3)0.75 mg (5%), Axit pantothenic (Vit. B5) 0.203 mg (4%).

Củ gừng có chứa tinh dầu, thành phần trong tinh dầu chủ yếu là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone. Những thành phần này là cơ sở dẫn đến đặc điểm cay ấm của gừng.  Theo y học cổ truyền phương đông, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Nhưng hầu hết các thang thuốc, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng khô.

Tác dụng của củ gừng trong việc chữa bệnh

Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu một số tác dụng chữa bệnh của củ gừng.

+ Chống nôn, chống say tàu xe:  

Các thí nghiệm đã chứng minh, gừng cho tỷ lệ hiệu quả đến 90%, và còn kéo dài trong suốt 4 giờ sau đó hoặc nhiều hơn. Kinh nghiệm từ những người bị say xe cho biết, chỉ cần nhai dập rồi ngậm 1 – 2 lát gừng tươi trước khi lên xe sẽ có tác dụng chống nôn rất tốt. Ngoài ra, tác dụng chống nôn này còn có thể dùng cho những trường hợp thai nghé, hệ tiêu hóa kém, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.

+ Chữa đau bụng kinh:

Ở những vùng nông thôn trước đây, nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh trong ngày “đèn đỏ”, chị em thường dùng trà gừng nóng như một loại thuốc giảm đau hữu hiệu. Trên thực tế, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau. Bạn hãy thử sẽ thấy tác dụng tuyệt vời của gừng nhé. Nếu bạn ở xa cơ sở y tế hoặc không thích hợp với các loại thuốc tân dược thì hãy sử dụng gừng như một giải pháp thay thế nhé!

+ Trị cảm, trị say nắng:

Theo đông y, gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Chính vì vậy, đây là bài thuốc giải cảm, trị say nắng rất tốt. Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha. Gừng có tác dụng kháng virút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp.

+ Kéo dài tuổi thọ:

Các nghiên cứu mới nhất từ tổ chức y tế thế giới WHO đã phát hiện ra rằng chất cay của gừng tươi có tác dụng đối kháng rất mạnh đối với tính oxy hóa của mỡ động vật. Thậm chí người ta đo lường và thấy nó cao hơn cả so với các loại thuốc chống oxy hóa được ứng dụng hiện nay. Thành phần chất cay này của gừng sau khi được cơ thể hấp thu cũng sẽ sinh ra tác dụng ức chế sự sinh thành chất mỡ qua oxy hóa trong cơ thể vì vậy gừng có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Người già nên bổ sung một vài lát gừng vào các món ăn hàng ngày để ngăn chặn sự lão hóa.

+Giảm đau, kháng viêm:

Nghiên cứu mới nhất của Mỹ đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Cụ thể, nó có khả năng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau.  Chính vì thế, hãy tăng cường bổ sung gừng tươi vào thức ăn hoặc nước uống của bạn hàng ngày.

Trên đây là những thông tin liên quan đến 5 tác dụng của củ gừng trong việc chữa bệnh cũng như cách sử dụng gừng một cách hiệu quả và an toàn nhất. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp có thêm những kiến thức về sức khỏe để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân tốt hơn. 

Trước:
Sau:

Check Also

Vitamin E có tác dụng gì cho làn da

Vitamin e đặc biệt có lợi với phụ nữ bởi công dụng trẻ hóa làn …

Bạn đang xem 5 Tác dụng của củ gừng trong việc chữa bệnh