Phật thủ là một loại trái cây đặc biệt, được dùng khá nhiều trong chùa chiền và những ngày lễ tết quan trọng. Không chỉ có giá trị thẩm mỹ và tâm linh, nó còn là vị thuốc có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh tật. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 6 tác dụng chữa bệnh của quả phật thủ và lưu ý khi dùng.
Thông tin chung về phật thủ
Phật thủ có danh pháp khoa học là Citrus medica var là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi này xuất phát từ lý do, nó có hình dáng trông như bàn tay Phật. Phật thủ có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc sau đó được du nhập và trồng khá phổ biến ở Việt Nam.
Phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m. Kiểu hình cây phật thủ tương tự như cây bưởi và cây bồng. Phật thủ ra hoa – kết quả quanh năm nhưng thường được điều chỉnh thời kì ra hoa cho đúng vào thời kì tết. Hình dạng của quả phật thủ rất độc đáo, trông giống như bàn tay phật: phần trước mở, phân tách ra, nhìn giống ngón tay thuôn dài, phần sau lại giống bàn tay, vì vậy được gọi là phật thủ. Màu sắc, mùi hương của quả phật thủ rất tuyệt nên nó được xem là quả quý dùng cúng phật thánh và gia tiên. Từ lâu, Phật thủ đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong những dịp cúng lễ và mâm ngũ quả ngày Tết. Có những năm, một quả phật thủ có giá lên đến 500 ngàn đồng mà vẫn không có hàng.
Bên cạnh ý nghĩa thờ cúng thì quả phật thủ còn có thể dùng ăn tươi hoặc làm mứt. Bên cạnh đóm đây cũng là nguyên liệu được Đông y dùng làm thuốc. Theo quan niệm của y học dân tộc, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm, đi vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng hành khí chỉ thống, hoá đờm, kiện vị, chỉ khái, giúp tiêu hoá, cầm nôn mửa, chữa ho. Qua nghiên cứu dưới nhãn quan của y khoa hiện đại, người ta thấy trong phật thủ có tinh dầu và một chất flavonoit gọi là hesperidin. Chất này có tác dụng ngăn ngừa các chứng bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, viêm ruột kết.
Tác dụng dinh dưỡng của quả phật thủ
+ Chữa huyết trắng:
Bệnh huyết trắng là bệnh lý phụ khoa khá phổ biến. Để chữa huyết trắng, chúng ta có thể sử dụng 30g Phật thủ tươi, 30cm lòng non lợn nấu kĩ với nước, ngày ăn cả nước lẫn cái từ 2 đến 3 lần. Ăn một vài ngày có thể khiến cho bệnh thuyên giảm đáng kể. Nên kết hợp với việc điều trị bằng đông y hoặc tây y để cho hiệu quả cao hơn.
+ Giúp giã rượu:
Dân gian ta thường dùng phật thủ để trị giã rượu rất tốt trong những ngày tết. Bạn lấy 30g Phật thủ tươi có thể dùng quả hoa hoặc quả. Đêm sắc lên rồi cho người đang say rượu uống. Làm như vậy giúp người say không bị đau đẩu mà còn rất tỉnh táo. Nếu kết hợp với nước chanh pha đường sẽ càng tốt.
+ Bệnh đau dạ dày:
Bệnh đau dạ dày là nỗi lo của con người trong xã hội hiện đại. Việc điều trị bệnh đau dạ dày khá khó khăn và tốn kém thời gian, chi phí. Chỉ với quả Phật thủ tươi, bạn có thể phần nào điều trị được căn bệnh này. Cách làm là lấy 15 đến 20g phật thủ tươi thái lát mỏng rồi cho vào ấm, chế nước sôi như pha trà. Hãm nóng từ 10 đến 15 phút rồi đem uống nóng 1 lần. Kiên trì thực hiện sẽ có những kết quả rất khả quan.
+ Chữa đau bụng kinh:
Trong dân gian vẫn lưu truyền bài bài thuốc hiệu quả chữa đau bụng kinh từ Phật thủ. Theo đó, bạn cần 30g nạc Phật thủ tươi, 6g đương quy, 6g gừng tươi, 30g rượu gạo. Đổ nước vào hỗn hợp này, sắc uống 3 lần hằng ngày. Bài thuốc này sẽ giúp chị em không phải lo lắng về những cơn đau dai dẳng ngày “đèn đỏ” nữa.
+ Chữa viêm gan
Bệnh viêm gan không chỉ gây ra lo lắng cho người mắc mà còn có thể lây lan cho những người xung quanh qua đường hô hấp. Với bài thuốc sau đây, bạn có thể điều trị được chứng bệnh trên.: Phật thủ khô 9g; bại cỏ bồng mỗi tuổi 1 g. Đem tất cả cả sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày sẽ cho kết quả rất tốt.
+ Chữa nấc:
Nấc là bệnh lý tuy không nguy hiểm nhưng lại tạo ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần. Biện pháp này sẽ giúp bạn dần loại bỏ được chứng bệnh nấc thường xuyên.
+Chữa viêm khí quản mạn tính:
Các thầy thuốc đông y thường dùng bài thuốc sau đây để trị bệnh viêm khí quản mạn tính: phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.
Những lưu ý khi dùng phật thủ:
+ Hiện các nhà vườn thường dùng rất nhiều hóa chất để kích thích ra hoa và chín quả vào ngày tết nên bạn không nên ăn những quả phật thủ không rõ nguồn gốc.
+ Chỉ nên chế biến và sử dụng những loại phật thủ tự trồng hoặc người thân trồng an toàn rồi cho tặng.
+ Không nên dùng những trái phật thủ đã để trên bàn thờ quá lâu ngày vì nguy cơ bị thối rất cao.
+ Trong trường hợp vẫn muốn sử dụng thì phải sơ chế cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng. Nếu chỉ rửa bằng nước lã sẽ chỉ sạch phần bụi bẩn bên ngoài, không có tác dụng khử độc tố.
+ Nên ngâm ngâm quả phật thủ qua vài lần nước muối để các chất độc ngấm sâu trong vỏ quả nhạt phai bớt hoặc ngâm trong các dung dịch rửa rau quả.
+ Nếu có điều kiện, nên rửa phật thủ trên trong máy rửa hoa quả của các hãng uy tín sẽ yên tâm hơn.
+ Sau khi ngâm, rửa kỹ, phơi quả ráo nước và gọt bỏ vỏ ngoài rồi mới cho vào lọ ngâm đường hay làm mứt tùy ý.
Trên đây là những thông tin liên quan đến 6 tác dụng chữa bệnh của quả phật thủ và lưu ý khi dùng. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp có thêm những kiến thức về sức khỏe để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân tốt hơn.