Ăn dưa leo có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ?

Dưa leo là thực phẩm khá quen thuộc với chúng ta trong các bữa ăn gia đình, đây cũng là thực phẩm mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Vậy bạn có biết: Ăn dưa leo có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ? hãy cùng đến với bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé! 

Giá trị dinh dưỡng của dưa leo

Là một trong những loại rau rất ít calo, 100g dưa leo chỉ cung cấp 15 calo. Dưa leo không chứa chất béo no hoặc cholesterol. Vỏ dưa leo là nguồn chất xơ tốt giúp giảm táo bón và có tác dụng bảo vệ chống ung thư đại tràng nhờ loại bỏ những hợp chất độc trong ruột.

Là nguồn kali rất tốt, một chất điện giải quan trọng trong tế bào. 100g dưa leo cung cấp 147 mg kali nhưng chỉ cung cấp 2 mg natri. Kali là chất điện giải thân thiện với tim, giúp giảm huyết áp và nhịp tim nhờ đối kháng lại tác dụng của natri.

Dưa leo chứa những chất chống ô xi hóa đặc biệt với tỷ lệ hợp lý như β-carotene và α-carotene, vitamin C, vitamin-A, zea-xanthin và lutein. Những hợp chất này có tác dụng “dọn sạch” các gốc tự do và ô xi phản ứng (ROS) đóng vai trò trong lão hóa và nhiều quá trình bệnh. Cường độ chống ô xi hóa, được đo bằng giá trị ORAC (công suất hấp thu gốc ô xi) là 214 µmol TE/100 g.

4-sai-lam-tai-hai-khi-an-dua-chuot-gan-nhu-ai-cung-mac-phai

Ăn dưa leo có tác dụng gì?

Cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể
Nước (chiếm đến 90%), đồng thời trong loại thực phẩm này chứa hầu hết các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên bạn cần nạp vào cơ thể hàng ngày bao gồm vitamin C, chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin V3, vitamin B5, vitamin B6, folic acid, vitamin C, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm,… mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được.

Có tác dụng ổn định huyết áp
Trong dưa leo chứa nhiều magie, kali và chất xơ, chính vì vậy nó rất tốt cho những người có huyết áp không ổn định, bất kể là huyết áp cao hay huyết áp thấp. Do đó, khi bạn có vấn đề về huyết áp, hãy sử dụng mỗi ngày 1 ly nước ép dưa leo tươi, có thể cho thêm đường, muối đối với người huyết áp thấp và uống nguyên chất đối với người bị huyết áp cao để giúp huyết áp dần dần ổn định hơn nhé.

Tốt cho hệ tiêu hóa
Với hàm lượng nước, chất xơ hết sức dồi dào kết hợp với vị ngọt, tính mát vượt trội, do đó việc ăn dưa leo tươi hàng ngày sẽ giúp bạn đầy lùi và cải thiện chứng táo bón, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, đau dạ dày rất hiệu quả. Với tác dụng này bạn sẽ cảm nhận được rất rõ rệt sau khi ăn dưa leo đều đặn 2-3 ngày đấy. Để biết thêm những nguy hiểm của chứng ợ hơi kéo dài, mời bạn tìm hiểu tại đây

Giảm viêm nhiễm các bệnh về miệng
Nước ép dưa leo chữa lành và làm dịu phần lợi bị nhiệt hay sưng. Cho một lát dưa leo vào vòm miệng, để dưới lưỡi hoặc bên trên trong một phút rưỡi, chất phytochemcials sẽ giết chết các vi khuẩn gây ra hơi thở khó chịu trong miệng bạn.

Ngăn ngừa ung thư
Vì trong dưa leo có chứa lariciresinol, pinoresinol và secoisolariciresinol – 3 lignan có tác dụng ngừa ung thư rất tốt, đặc biệt là ung thư vú, buồng trứng, tử cung và tuyến tiền liệt.

Thải độc tố cho cơ thể
Dưa chứa nhiều nước và có lợi cho đường tiểu do đó các độc tố sẽ nhanh chóng đi từ đường tiểu ra ngoài cơ thể. Đồng thời, dưa leo khá giàu kali sẽ giúp hỗ trợ lưu thông nước và cung cấp lượng khoáng cần thiết cho cơ thể.

Chữa đau đầu, buồn nôn
Để tránh đau đầu vào buổi sáng hoặc giảm bớt cảm giác khó chịu, bạn có thể ăn một vài lát dưa leo trước khi đi ngủ. Dưa leo chứa đủ vitamin B, đường và chất điện giải để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và làm giảm các cơn khó chịu đau đầu.

Xem thêm uống nước dưa  ép dưa leo có tác dụng gì >> https://moingay.org/uong-nuoc-ep-dua-leo-moi-ngay-co-tot-khong/

mat-na-dua-chuot-1

Ăn nhiều dưa leo có tốt không?

Theo Đông y, dưa leo có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh bệnh tiểu đường, thậm chí với những người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương. Do đó, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận không nên ăn dưa leo.

Hạt dưa leo có chứa cucurbitin và dầu béo, có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều dưa leo sẽ gây ra tình trạng lợi tiểu quá liều, có thể dẫn đến mất nước và chất điện từ cơ thể, gây mất cân bằng, và thậm chí mất nước trong trường hợp nặng.

Vỏ dưa rất giàu chất xơ và khoáng chất như silica, kali và magiê. Khi lượng kali quá nhiều sẽ gây tăng kali trong máu – một điều kiện dẫn đến giảm chức năng thận. Đồng thời, nó có thể gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng. Chất cucurbitacin trong dưa leo rất khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải các độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.

Dưa leo ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa leo trộn đậu phộng luộc hay rang vàng. Đây là món ăn lạnh, nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy. Không ăn lúc đói: Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa leo, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, không kết hợp dưa leo + cần tây hay dưa leo + ớt: Các enzyme trong dưa leo sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể . Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh… không nên ăn cùng với dưa leo.

Xem bài viết: Buổi sáng nên ăn gì tốt >> https://mekuro.com/buoi-sang-nen-gi-tot-nhat/

Là thực phẩm phổ biến, có thể mua bất kì ở đâu ngoài chợ, vừa rẻ tiền, lại giàu dinh dưỡng. Nhưng mọi người cũng nên thận trọng khi ăn dưa leo để tránh gây ra nguy hiểm cho sức khỏe. Với bài viết: Ăn dưa leo có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ? hi vọng mang lại những kinh nghiệm hữu ích để giúp mọi người chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình thật tốt! 

Trước:
Sau:

Check Also

Vitamin E có tác dụng gì cho làn da

Vitamin e đặc biệt có lợi với phụ nữ bởi công dụng trẻ hóa làn …

Bạn đang xem Ăn dưa leo có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ?