Khám phá 8 tác dụng thần kỳ của lá trầu không

Trầu không là cái tên còn xa lạ đối với nhiều người Việt Nam. Nó không chỉ là một biểu tượng văn hóa của người Việt mà còn đóng vai trò như một dược liệu hữu ích. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khám phá 8 tác dụng thần kỳ của lá trầu không

Thông tin chung về cây trầu không

Trầu không có danh pháp khoa học là Piper betle. Đây là một cây trồng nhiệt đới đóng vai trò là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Trầu không thuộc loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Trầu không có nguồn gốc ở vùng như Việt nam, Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Malaysia và Lào, Campuchia.

1

Tại Việt nam, có nhiều giống trầu khác nhau, trong đó trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu. Về mặt y sinh, thành phần hoạt hóa của tinh dầu trầu không, thu được từ lá, là betel-phenol, chất này có tác dụng tạo ra hương vị như mùi khói, chavicol và cađinen. Từ lâu đời, nền y học cổ truyền á đông đã biết sử dụng trầu không để điều trị vết thương, ngăn nhiễm khuẩn và nhiều bài thuốc khác. Hiện nay, ngành y sinh hiện đại đã ứng dụng trầu không vào việc sản xuất chất kích thích, chất khử trùng và chất làm sạch hơi thở, thuốc kích dục, điều trị chứng đau đầu, viêm khớp và các thương tổn khớp, làm dịu bệnh đau răng, thuốc kháng sinh, điều trị chứng khó tiêu, thuốc mỡ hay thuốc hít để điều trị đau đầu, điều trị chứng táo bón, thông mũi và hỗ trợ tiết sữa.

Tác dụng chữa bệnh của cây trầu không

+ Chữa các vết lở loét, làm lành vết thương

Trầu không có khả năng kháng khuẩn cực kì tốt. Thông thường, khi có vết thương hoặc vết thương bị sưng mủ, người ta thường dùng  cắt thật nhỏ 2 hoặc 3 lá, trầu không tươi, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.

Tùy thuộc vào vết thương mà bạn có thể làm như vậy 2 –cho đến 3 lần. Nếu vết loét đã rửa bằng lá trầu không vẫn còn có nước vàng rỉ ra thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro mà đắp vào. Nếu vết loét quá to, thì có thể dùng nhiều lá trầu không hơn. Phương pháp này được áp dụng ngay cả những bệnh viện y học cổ truyền.

+ Chữa bệnh nhức đầu

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm. Chính vì vậy mà trầu không có khả năng chữa căn bệnh nhức đầu do thay đổi thời tiết rất tốt. Hãy lấy khoảng 5 lá trầu không, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.

+ Sát trùng vết thương hiệu quả

Trầu không có khả năng sát trùng, kháng khuẩn rất tốt. Khi bị thương, chỉ cần vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

+ Chữa bệnh viêm họng nhẹ

Viêm họng gây nên những khó chịu cho bệnh nhân và thường rất khó chữa. Đối với những người thể trạng nhẹ có thể lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

+ Tác dung thông tia sữa cho bà đẻ

Sau khi sinh, nhiều chị em bị mắc chứng cương sữa khiến cho sữa bị tắc. Bạn có thể lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức. Đây là phương pháp được bà con ta tiến hành từ ngàn năm nay và đem lại hiệu quả rất cao.

Giới thiệu website https://mekuro.com/

+ Trị cảm cúm, đau nhức

Theo mẹo vặt dân gian thì khi bị cảm cúm, đau nhức do thay đổi thời tiết, chúng ta có thể lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.

+ Chữa nước ăn chân

Những người làm việc thường xuyên ở đồng ruộng hay các vùng sông nước thường bị nước ăn chân. Nước ăn chân sẽ khiến phát sinh nhiều bệnh da liễu nguy hiểm. Không cấn đến bệnh viện, chỉ cần lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

+ Chữa viêm nhiễm vùng kín

Hiện nay trầu không là thành phần chính yếu trong các loại sản phẩm nước dung dịch chăm sóc vùng kín. Bạn có thể lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả. Biện pháp này vừa tiết kiệm chi phí, vừa nhanh chóng và đơn giản.

+ Trị hôi nách

Hôi nách khiến bạn tự ti trong tất cả các mối quan hệ. Bạn hãy cắt 1/2 quả chanh tươi sau đó chà nhẹ xung quanh vùng nách và nhớ là thoa thật đều sau đó đợi khoảng 5phút rửa lại bằng  nước sạch và lau thật khô vùng nách. Bước tiếp theo, bạn rửa sạch lá trầu không rồi giã nát chắt lấy nước rồi lau qua vùng nách. Khi lau bạn kết hợp các động tác mát xa xoa đều xung quanh. Nên thực hiện phương pháp trị hôi nách bằng lá trầu không này lúc trước khi đi ngủ. Hãy rửa lại thật sạch vào sáng  ngày hôm sau.

Trên đây chúng ta vừa cùng khám phá 8 tác dụng thần kỳ của lá trầu không cũng như cách sử dụng trầu không hiệu quả. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp có thêm những kiến thức về sức khỏe và y học. 

Trước:
Sau:

Check Also

Tác dụng của cây bèo tai tượng

Bèo tai tượng được biết đến nhiều hơn bởi cái tên “bèo cái”, hay còn …

Bạn đang xem Khám phá 8 tác dụng thần kỳ của lá trầu không