tác dụng của cây cỏ ngọt

Cỏ được nhiều người dân tìm kiếm vì nó mang đến nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Hôm nay, bài viết:  tác dụng của cây cỏ ngọt sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về loại cỏ này để có thể tận dụng hiệu quả mà cỏ ngọt mang đến. 

Bạn có quan tâm:

co-ngot-stevia1

TÌM HIỂU VỀ CỎ NGỌT

Cỏ ngọt được biết đến từ năm 1908. Hai nhà khoa học Reseback và Dieterich đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931, Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là steviozit, chất cơ bản tạo nên độ ngọt ở loại cây này. Steviozit sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.

Đặc tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, nghĩa là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ. Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay.

Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã phát triển việc dùng loại cây này trong đời sống. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát. Đến những năm 70, cỏ ngọt đã bắt đầu được dùng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, từ năm 1988, cỏ ngọt đã được nhập và trồng ở nhiều vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng…

TÁC DỤNG CỦA CÂY CỎ NGỌT

  • Tác dụng ổn định huyết áp, tốt cho người huyết áp cao
  • Tác dụng ổn định đường huyết, tốt cho người tiểu đường
  • Cỏ ngọt được ví như một loại thuốc bổ giúp chống lại bệnh các rối loạn dạ dày, giảm đau đớn và tiêu hóa tốt.
  • Tác dụng tốt cho răng miệng, cỏ ngọt có tác dụng ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi vì trong nó có chất kháng khuẩn mạnh, có thể xay nát và hòa với nước dùng làm nước xúc miệng hằng ngày.
  • Cỏ ngọt còn được dùng trong công nghệ chế biến mỹ phẩm như các loại sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da, vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô và giúp cơ thể tái tạo làn da mới trên toàn bộ bề mặt da, vừa chống nhiễm khuẩn lại trừ được nấm.

Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng đắng miệng nguy cơ mắt bệnh gì >> http://tybachthao.com.vn/dang-mieng/

Cách sử dụng:

– Dùng làm thuốc chữa tiểu đường, ngày 2 lần, mỗi lần 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml.
– Chữa béo phì: liều dùng hằng ngày là 7,5g lá cỏ ngọt khô, sắc uống. Dùng liên tục để phát huy hiệu quả tốt.
– Chữa tăng huyết áp: hằng ngày đun uống dừa cạn, hoa cúc, hoa hòe và cỏ ngọt.

CÁCH TRỒNG CÂY CỎ NGỌT

Các bước chuẩn bị trước khi trồng cỏ ngọt

  • Chuẩn bị giống: giống M77 là giống tốt nhất về mặt năng suất và chất lượng, đủ điều kiện hàm lượng đường để xuất khẩu. cây giống phải khỏe, có dễ chùm, cao từ 10 -15cm. không dập nát.
  • Chuẩn bị đất: Đất cần phải tơi xốp, cao ráo, thoát nước, không được trồng trong các khu vực đất có khả năng ngập úng. Trước khi làm đất nên dùng các loại phân bón lót tăng chất dinh dưỡng cho đất . Sau đó lên luống, luống có bề ngang 1m. cao 25cm,rãnh giữa các luống từ 25 – 30 cm. Bề mặt luống phủ nylon giúp ngăn cỏ cũng như giữ hơi nước
  • Hệ thống nước: nên dùng hệ thống ống tưới tự động dạng phun sương vì cỏ ngọt cần độ ẩm, việc dùng hệ thống tưới này giúp cho không khí nơi trồng cỏ ngọt luôn có độ ẩm thích hợp giúp cây phát triển.

Tiến hành trồng cỏ ngọt

  • Trồng cây khoảng cách 25cm x 25cm đảm bảo độ phát tán của cây. Nên trồng khi thời tiết mát mẻ. Nếu khí hậu nắng nóng. Lúc mới trồng có thể che chắn cho cây khỏe.
  • Khi mới trồng cần tưới nước thường xuyên, lúc cây đã phát triển có tán có thể giảm lượng nước tưới. nên tỉa cành để cây mọc thẳng và phát tán trùm, đảm bảo cây có được năng suất tốt nhất.
  • Khi cây phát triển nếu thấy những cây nào có hiện tượng nấm mốc thì có thể cắt bỏ ngay. Không nên sử dụng thuốc trừ sâu vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng cây mà nấm mốc rất dễ sử lý, nó không phải là loại sâu bệnh quá nguy hiểm.

Cỏ ngọt là một loại thảo dược, giúp hỗ trợ điều trị bệnh chứ nó không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, với bài viết viết: tác dụng của cây cỏ ngọt trên chỉ mong giúp bạn đọc tham khảo để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này. 

Trước:
Sau:

Check Also

Tác dụng của cây bèo tai tượng

Bèo tai tượng được biết đến nhiều hơn bởi cái tên “bèo cái”, hay còn …

Bạn đang xem tác dụng của cây cỏ ngọt