Tác dụng của phân chuồng bò trâu đối với cây trồng là gì ?

Cũng như các bạn đã biết, đối với những ngành nông nghiệp phân chuồng là nguyên liệu không thể thiếu trong việc trồng trọt. Việc sử dụng phân chuồng trâu bò đúng cách mang đến những tác dụng tốt trong việc canh tác rau màu, cây trồng đạt hiệu quả tốt. Bài viết: Tác dụng của phân chuồng bò trâu đối với cây trồng là gì ? hôm nay sẽ mang đến bạn những lợi ích mà phân chuồng cho người dân, ngành nông nghiệp. Mời bạn cùng đón xem!

Phân chuồng trâu bò có tác dụng gì đối với cây trồng?

Phân chuồng là phân hữu cơ, là chất thải từ con bò, con trâu, con heo, nó được đánh là mang lại nhiều lợi ích có giá trị kinh tế cao. Một số tác dụng của phân bò có thể kể đến là khi ướt có thể dùng làm phân bón cho cây trồng hoặc xử lý để làm phân hữu cơ. Phân bò khi phơi khô thành bánh được dùng làm nguyên liệu cho chất đốt, đây là thứ rất quý đối với người dân du mục trên thảo nguyên và sa mạc vì ở đó không có củi và rơm.

Không chỉ vậy, ở Ấn Độ người dân sử dụng phân chuồng trâu bò để nhóm lửa, sưởi ấm, nấu nướng. Phân chuồng thô là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho việc canh tác rau màu theo hướng hữu cơ. Nó cung cấp chất dinh dưỡng, chất mùn hữu cơ và kích thích các hoạt động của vi sinh vật trong đất để tạo nên độ phì nhiêu. Mặc dù vậy, một vài loại phân chuồng không được khuyến khích vì nhiều lý do, trong đó có việc quan tâm về chất lượng nông sản, thực phẩm bị nhiễm độc, dinh dưỡng đất đai mất cân đối, vấn đề cỏ dại và sự ô nhiễm môi trường.

Cách ủ phân chuồng trâu bò đúng cách

Phân chuồng có vai trò quan trọng đối với cây trồng, tuy nhiên, để sử dụng phân chuồng trâu bò đúng cách, mang đến hiệu quả tốt cho cây trồng thì người dân cần ủ phân, không nên bón phân trâu bò trực tiếp vào cây trồng. Dưới đây là 3 cách ủ phân mọi người có thể tham khảo:

1/ Ủ nguội :
+ Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.
+ Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amôniăc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.
+ Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.

2/ Ủ nóng :
+ Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.
+ Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.
+ Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.

3/ Ủ nóng trước, nguội sau :
+ Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.
+ Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.
+ Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.

Lưu ý khi sử dụng phân chuồng trâu bò:
– Nếu sử dụng phân chuồng thô thì nên bón ít nhất 60 ngày trước khi thu hoạch đối với các loại rau dùng ăn sống. Nếu có thể thì tránh bón phân chuồng thô sau khi đã gieo trồng.
– Nên rửa thật sạch các loại rau đã được bón phân chuồng thô trước khi ăn.
– Không nên dùng phân chuồng pha vào nước rồi tưới cho rau.
– Không nên sử dụng phân chó, phân mèo, và phân heo bón cho rau màu vì các loại phân này có chứa các ký sinh trùng có thể lây lan sang con người.

Hi vọng với những thông tin từ bài viết: Tác dụng của phân chuồng bò trâu đối với cây trồng là gì ? giúp bạn hiểu rõ hơn lợi ích của phân chuồng đối với ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, người nông dân cần sử dụng phân chuồng trâu bò đúng cách để giúp cây trồng phát triển tốt, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Trước:
Sau:

Check Also

xuong-chuyen-si-giay-cao-got-tphcm-1

Xưởng chuyên gia công và bỏ sỉ lẻ giày cao gót tại TpHCM

Muốn kinh doanh, bán buôn giày dép cao gót thành công thì bạn cần phải …

Bạn đang xem Tác dụng của phân chuồng bò trâu đối với cây trồng là gì ?