Tác dụng của việc học đàn piano là gì ?

Học đánh đàn piano không chỉ là một sự khéo léo giữa ngón tay trên phím đàn để tạo ra một bản nhạc, khúc nhạc hoàn chỉnh mà còn truyền cảm đến người nghe, nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao trí óc. Không chỉ vậy, đàn piano còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời khác đến người chơi và cả người nghe. Dưới đây bài viết: Tác dụng của việc học đàn piano là gì ? sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc piano có tác dụng như thế nào. Cùng đón xem bài viết dưới đây nhé!

day-hoc-dan-piano-tot-nhat-gia-re-o-dau-tai-tphcm-1

Tại sao piano được nhiều người yêu thích?

Có một đặc điểm mà chỉ có đàn piano có mà ít có nhạc cụ nào có được, là piano có thể chơi nhiều nốt cùng một thời điểm. Đây gọi là chơi hợp âm. Cho nên, không giống như flute hay violin, piano có thể trở thành một nhạc cụ solo tuyệt vời. Không những thế, tiếng đàn piano có thể hoà hợp cùng với các nhạc cụ khác một cách dễ dàng. Cho dù bạn là người hướng nội, hay hướng ngoại, piano đều có thể là một nhạc cụ dành cho riêng bạn.

Không giống như nhạc cụ hơi (flute hay tuba), tiếng đàn piano chừa chỗ cho tiếng hát đệm theo. Không giống như violin, bất cứ một nốt nhạc nào trật tông đều không phải hoàn toàn do nghệ sĩ biểu diễn. Nốt nhạc piano rất khó nhầm lẫn với nhau, vì chúng đã được căn chỉnh sẵn. Bạn hoàn toàn có thể đánh các bài nhạc yêu thích bất cứ trình độ của bạn ra sao.

Tác dụng của việc học đàn piano là gì ?

Tạo niềm vui, giảm căng thẳng, mang lại cho bạn sự hài lòng

Học chơi một nhạc cụ mang đến rất nhiều niềm vui trong cuộc sống của bạn. Âm nhạc có chất lượng đặc biệt để mang lại niềm vui, hòa bình và giúp nâng đời sống tinh thần và làm cho cuộc sống thú vị hơn với tất cả mọi người. Nhạc công piano Emily Singers, trong bài viết có tựa đề: “12 lý do bạn nên học chơi piano”, viết rằng chơi đàn piano có thể mang lại cảm giác hài lòng thực sự. “Đó thực sự là một trong những điều thỏa mãn nhất mà bạn có thể làm”.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu về lợi ích của âm nhạc đã khẳng định rằng, chơi một nhạc cụ thường xuyên có thể giúp làm giảm stress, rằng chơi một nhạc cụ giúp ích trong việc làm giảm nhịp tim và huyết áp, và chính vì thế sẽ dẫn đến giúp giảm sự căng thẳng, làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái. Nhac sỹ Michael Jolkovski, một nhà tâm lý học đã phát biểu rằng âm nhạc cũng giúp trong việc giảm căng thẳng bằng cách giúp mọi người xích lại gần bên nhau hơn.

Với trẻ em, âm nhạc có thể giúp phát triển các kỹ năng xã hội. Maestro Eduardo Marturet, một nhạc trưởng, nhạc sĩ và đạo diễn âm nhạc đã quan sát ảnh hưởng của âm nhạc đến kỹ năng xã hội của trẻ. “Về xã hội, con người tham gia vào một nhóm nhạc sẽ học được kỹ năng sống quan trọng, chẳng hạn như cách liên lạc với những người khác, cách làm việc trong một đội và cách tôn trọng và đánh giá cao khả năng của nhau cũng như phát triển các kỹ năng lãnh đạo và kỷ luật”.

Xem thêm loa kéo https://naototnhat.com/loa-vali-keo-di-dong-karaoke.html

Giúp bạn cải thiện trí nhớ, thông minh hơn và sáng tạo hơn

Cuộc sống với nhiều khuôn mẫu đang ngăn chặn sự sáng tạo của chúng ta. Học chơi một nhạc cụ, đặc biệt là khi bạn đạt trình độ khá, có thể thúc đẩy sự sáng tạo. Bởi vì giáo dục âm nhạc làm nâng cao tinh thần tình cảm và nhận thức của bạn, bộ não được kích thích những suy nghĩ khác thường, giúp cải thiện sự sáng tạo.

Những nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực âm nhạc đã chứng minh rằng, những người biết chơi nhạc cụ sẽ học giỏi hơn và đào tạo âm nhạc tốt hơn nhiều so với sử dụng máy tính trong giảng dạy. Đào tạo âm nhạc giúp tăng cường đáng kể khả năng lý luận trừu tượng của trẻ em, cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc học toán và khoa học. Những người được giáo dục âm nhạc thường thông minh hơn những người khác.

Học chơi một nhạc cụ khiến bạn phải sử dụng cả hai phần của bộ não của bạn và điều này giúp cải thiện trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự giáo dục âm nhạc từ khi còn nhỏ giúp cải thiện khả năng học tập và trí nhớ của trẻ. Giáo dục âm nhạc cũng được liên kết với mức IQ cao hơn và sự phát triển của não tốt hơn.

Nâng cao kỹ năng học thuật

Khi tiếp xúc với các nhạc cụ khác nhau trẻ sẽ được giới thiệu về vật lý cơ bản và toán học. Khi trẻ gảy dây vĩ cầm hoặc cây đàn guitar, trẻ học được rằng độ rung của dây sẽ phát ra tiềng nếu kết hợp hài hòa sẽ tạo ra âm thanh nghe hay hơn. Những nhạc cụ không dây như trống, phách … cũng cho các trẻ có cơ hội khám phá những nguyên tắc khoa học cơ bản này.

Học nhạc các bé sẽ hiểu thế nào là nhịp, giai điệu và các gam. Để biết và hiểu thì trẻ phải tư duy tính toán (khi trẻ phải gõ nhịp…). Âm nhạc giúp bé hiểu thêm và có thể ứng dụng vào môn toán. Từ đó, bé thêm yêu thích môn toán hơn. Khi đi học nhạc trẻ bắt đầu học thuộc các bài hát. Điều này sẽ rèn luyện trí nhớ của trẻ. Để đánh được bài hát, trẻ phải nhớ cách tạo ra các âm thanh đó trên nhạc cụ sao cho đúng và phù hợp với bài hát. Điều đó giúp trẻ rèn luyện trí não.

Nuôi dưỡng, hình thành kỹ năng xã hội

Các lớp học nhóm yêu cầu phối hợp với nhau giữa các thành viên, điều này hình thành kỹ năng làm việc nhóm vì trẻ phải hợp tác với nhau. Nếu trẻ chơi nhạc cụ của mình không đúng nhịp với các bạn, trẻ phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Điều quan trọng là trẻ hiểu về vai trò của mình trong một tập thể. Khi học giáo viên sẽ chia nhóm và phân công cho mỗi em làm một nhiệm vụ. Các trẻ sẽ chơi nhạc cụ riêng của mình trong lúc hòa tấu điều này cho trẻ hướng tới mục tiêu chung của nhóm mình. Cách làm việc nhóm đó sẽ là tiền đề cho các bé sau này làm những việc ngoài xã hội được tốt hơn.

Giáo dục tính cách, tính tự lập

Không chỉ mang chức năng giải trí mà âm nhạc còn mang đến một giá trị giáo dục lớn lao. Tất cả những bài học đạo đức nếu chỉ thuyết giảng bằng những lời giáo huấn khô khan rất dễ nhàm chán và thậm chí mang lại những hiệu quả không mong muốn. Thế nhưng, một bản nhạc du dương với những lời ca, âm hưởng ngọt ngào lại dễ dàng thấm nhuần vào trong tâm hồn, trái tim của mỗi người. Thật không khó để nói học nhạc sẽ giúp con người rèn nhân cách, lập trường. Vậy phải làm gì để âm nhạc phát huy được giá trị lớn lao ấy trong tiềm thức mỗi người? Bước tiếp cận đơn giản nhất đó là đến với PIANO, chơi Piano không khó, chỉ cần một vài hướng dẫn là người chơi có thể thực hành nhay được. Ngoài ra PIANO còn là đòn bẩy để phát triển các kĩ năng chơi đàn khác, nếu chơi “nhuyễn” piano, bạn có thể học các loại nhạc cụ khác như đàn organ, đàn guitar…rất nhanh chóng và hiệu quả.

Phát triển kỹ năng toàn diện

Khi sử dụng một nhạc cụ nào đó đòi hỏi sự kết hợp cả chân, tay, mắt… giúp phát triển kỹ năng phối hợp vận động của cơ thể. Đối với những bé ưa vận động thì những nhạc cụ thuộc bộ gõ sẽ rất phù hợp. Các loại nhạc cụ như guitar, violin, piano sử dụng tay trái, và tay phải đồng thời những cử chỉ khác nhau. Điều đó giống như việc tay trái bạn vẽ hình vuông, còn tay phải bạn vẽ hình tròn. Khi kết hợp tay, chân và chú ý chuyển các gam trong bản nhạc sẽ là tiền đề cho những sở thích của bé như nhảy, múa, chơi thể thao.

Thúc đẩy sự tự tin của bản thân

Nếu trẻ chơi được một bản nhạc đầu tiên thì những bản nhạc tiếp theo trẻ sẽ chơi được tốt hơn.Thành công mà trẻ tự mình tạo ra sẽ giúp cho bản thân thêm tự tin hơn .Việc thể hiện một bản nhạc trước đám đông là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ nổi bật và làm chủ được chính bản thân mình.

Với những thông tin từ bài viết: Tác dụng của việc học đàn piano là gì ? hi vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về những lợi ích mà việc học piano mang đến. Đặc biệt, đối với trẻ em học piano là điều rất tốt, giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng một cách hoàn thiện hơn, nhạy bén hơn.

Chi tiết liên hệ tại http://pianofingers.vn

Trước:
Sau:

Check Also

Vitamin E có tác dụng gì cho làn da

Vitamin e đặc biệt có lợi với phụ nữ bởi công dụng trẻ hóa làn …

Bạn đang xem Tác dụng của việc học đàn piano là gì ?